Sự khác biệt giữa tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở
Tháp giải nhiệt (Cooling Tower) là thiết bị được sử dụng để làm mát trong các cơ sở như nhà máy lọc dầu, hoá dầu, nhà máy nhiệt điện, hoá chất, hệ thống HVAC của các toà nhà cao tầng,… Tháp giải nhiệt thải nhiệt vào khí quyển thông qua quá trình làm mát bay hơi của dòng nước đến nhiệt độ thấp hơn.Dựa trên phương thức trao đổi nhiệt, có thể chia tháp giải nhiệt thành 2 loại bao gồm tháp giải nhiệt mạch kín và tháp giải nhiệt mạch hở. Cả 2 thiết bị đều được ứng dụng cho các mục đích làm mát. Tuy nhiên, chúng sẽ làm mát nước theo cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn, SAIGON IME sẽ tiến hành so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở qua thông tin dưới đây.
Tháp giải nhiệt kín là gì? Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt mạch kín
Tháp giải nhiệt kín có chức năng làm mát nước, giữ cho hệ thống sạch sẽ và ngăn chặn không cho chất gây ô nhiễm xâm nhập vào vòng tuần hoàn. Điều này tạo thành 2 mạch chất lỏng riêng biệt: 1 mạch bên ngoài và 1 mạch bên trong. Với mạch bên ngoài, nước phun lưu thông qua cuộn dây và trộn với không khí bên ngoài. Còn mạch bên trong thì chất lỏng được làm mát sẽ lưu thông bên trong cuộn dây. Trong quá trình hoạt động, nhiệt được truyền từ chất lỏng nóng trong cuộn dây sang nước phun và sau đó nước bốc hơi đưa ra khí quyển.Tháp giải nhiệt kín ngăn nước và không khí tiếp xúc.
Tháp giải nhiệt mạch kín có nguyên lý hoạt động như sau: Tháp giải nhiệt kín hoạt động tương tự như tháp giải nhiệt hở. Ngoại trừ việc tải nhiệt bị loại bỏ được truyền từ chất lỏng được làm mát sang không khí xung quanh thông qua cuộn dây trao đổi nhiệt. Cuộn dây dùng để ngăn cách chất lỏng với không khí bên ngoài. Mục đích là giữ cho nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm trong vòng tuần hoàn khép kín. Vì thế thiết kế tháp có thêm 2 mạch chất lỏng riêng biệt (đề cập ở đoạn trên). Trong quá trình vận hành, nhiệt được truyền từ mạch bên trong, qua cuộn dây đến nước phun, sau đó nước bay hơi và thải ra không khí bên ngoài.
Tháp giải nhiệt hở là gì? Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt hở
Tháp giải nhiệt hở là thiết bị làm mát nước và cho phép nước tiếp xúc trực tiếp với không khí. Khác với tháp giải nhiệt kín, ở tháp giải nhiệt hở nước giải nhiệt sẽ tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Sự truyền nhiệt xảy ra nhờ vào sự trao đổi nhiệt giữa 2 chất lỏng rắn. Nhưng chủ yếu vẫn là nhờ vào sự bay hơi của lượng nước cần làm mát. Điều này cho phép hạ nhiệt độ xuống thấp hơn so với môi trường xung quanh.Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt hở: Tháp giải nhiệt mạch hở giúp nước được làm mát tiếp xúc trực tiếp với không khí. Quá trình truyền nhiệt từ 2 chất lỏng rắn chủ yếu dựa vào sự bay hơi nước. Nhờ đó giúp máy đạt đến nhiệt độ làm mát thấp hơn nhiệt độ môi trường. Khi vận hành, nước nóng cần giải nhiệt được bơm lên đỉnh tháp thông qua các đường ống. Nước được phân phối lên tấm tản nhiệt bằng đầu phun nước áp suất thấp. Khi cánh quạt quay, không khí đi vào phần dưới của tháp giải nhiệt hở và thoát lên trên sau khi thực hiện trao đổi nhiệt với nước ở tấm tản nhiệt. Nước được giải nhiệt rơi vào bồn chứa ở đáy tháp. Còn các tấm chắn nước ở cửa thoát khí giúp hạn chế thất thoát nước.
Tháp giải nhiệt mạch hở cho phép nước tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí
So sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở. Ưu – nhược điểm từng loại
“Tháp giải nhiệt kín hay tháp giải nhiệt hở sẽ làm mát tốt hơn?”. Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra trước khi mua tháp giải nhiệt nước. Để có thêm căn cứ xác định, bạn cần tìm hiểu qua các ưu điểm và nhược điểm của 2 loại tháp giải nhiệt nước này. Từ đó có thể so sánh với yêu cầu cũng như khả năng của doanh nghiệp để chọn dòng tháp phù hợp.Ưu và nhược điểm của tháp giải nhiệt kín
Ưu điểm: Tháp giải nhiệt mạch kín có những ưu điểm nổi bật như sau:- Toàn bộ hệ thống tháp là vòng tuần hoàn khép kín. Nước không tiếp xúc với axit, bụi bẩn, tạp chất từ không khí nên không dễ ăn mòn, không ô nhiễm và tăng tuổi thọ tháp lên nhiều lần.
- Tháp giải nhiệt kín ít tiêu tốn điện và nước so với những thiết bị làm mát cùng loại.
- Công tác lắp đặt tháp giải nhiệt mạch kín rất đơn giản và sử dụng đường ống thuận tiện.
- Quy trình vận hành tháp mạch kín dễ dàng, tháp hoạt động ổn định, mức độ tự động hoá cao.
- Chi phí vận hành và bảo trì tháp giải nhiệt kín thấp.
Ưu và nhược điểm của tháp giải nhiệt mạch hở
Ưu điểm: Một số ưu điểm nổi bật của tháp giải nhiệt mạch hở bao gồm:- Tháp giải nhiệt hở có giá bán thấp nên người dùng không mất nhiều chi phí đầu tư ban đầu.
- Đa dạng ứng dụng. Tháp giải nhiệt hở có tính ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
- Tháp giải nhiệt hở phù hợp với những nhà máy có chất lượng nước kém.
- Công suất làm mát cao trên mỗi đơn vị.
So sánh sự khác biệt giữa tháp giải nhiệt mạch hở và tháp giải nhiệt mạch kín.
Bảng so sánh tổng quan tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở
Để theo dõi thuận tiện hơn, Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn mời bạn xem bảng so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở dưới đây:Tháp giải nhiệt kín | Tháp giải nhiệt hở | |
---|---|---|
Chi phí đầu tư ban đầu | Cao hơn | Thấp hơn |
Chi phí vận hành | Thấp hơn | Cao hơn |
Tiết kiệm nước | Tốt | Khá tốt |
Tiết kiệm điện năng | Tốt | Khá tốt |
Yêu cầu bảo trì | Ít yêu cầu bảo trì | Bảo trì theo định kỳ |
Phía trên là các so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở. Hy vọng sẽ giúp quý khách có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến sự khác biệt giữa tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở, cũng như các ưu - nhược điểm của từng loại. Nếu quý khách đang tìm mua tháp giải nhiệt hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn qua Hotline: 0865.840.889 hoặc 0833.888.505 để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng cảm ơn quý khách!