Hiện nay có nhiều cách để giải quyết nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó, cốt lõi của các quy trình xử lý nước thải là ứng dụng vi sinh vật trong bể sinh học. Đây cũng được xem là phương pháp chính xuyên suốt quá trình. Nhưng dù là xử lý bằng cách nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là so sánh xử lý nước thải bằng đệm vi sinh và phương pháp khác. Cụ thể là phương pháp xử lý sinh học, cơ học và hoá học.
So sánh xử lý nước thải bằng đệm vi sinh và phương pháp khác
Xử lý nước thải bằng giá thể vi sinh (phương pháp sinh học)
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Phương pháp này dựa trên sự sống của vi sinh vật, đặc biệt là sinh vật hoại sinh có trong nước. Trong quá trình sinh trường, vi sinh vật sẽ sử dụng chất hữu cơ và khoáng chất trong nước làm thức ăn. Từ đó có thể dễ dàng sinh sôi tạo thành quần thể. Sau một thời gian sinh sống, các chủng vi sinh sẽ chết đi và trôi theo dòng nước, mang chất hữu cơ ra bên ngoài tạo thành bùn. Sản phẩm của quá trình phân huỷ này là H20, khí CO2, N2, ion sulfite,…
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học xử dụng giá thể vi sinh mang đến hiệu quả cao
Hiện nay, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ứng dụng phổ biến. Phương pháp sinh học được chia thành xử lý sinh học nhân tạo và xử lý sinh học tự nhiên. Ở phương pháp nhân tạo, người ta sẽ bổ sung thêm giá thể vi sinh để một số vi khuẩn hiếu khí bám trên bề mặt đệm. Nếu so sánh xử lý nước thải bằng đệm vi sinh và phương pháp khác thì sau khi lắp đặt giá thể vi sinh, người ta nhận thấy chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu tốt hơn. Thông thường, các loại đệm vi sinh đều có trọng lượng nhẹ hơn nước nên có thể lơ lửng và di chuyển trong bể sinh học dễ dàng. Khi kết hợp với điều kiện sống thuận lợi, vi sinh sẽ dễ dàng hấp thu khoáng chất, tăng sinh khối nhanh chóng và phát triển tối đa.
Trong các bể xử lý nước bằng phương pháp sinh học, chủ đầu tư thường lắp đặt thêm giá thể vi sinh để tạo diện tích tiếp xúc nhiều nhất giữa vi khuẩn và nước thải. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí xây mới, mở rộng bể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phân huỷ chất hữu cơ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học được áp dụng cho giai đoạn ban đầu. Mục đích là để tách chất thải rắn và không tan như rác, các hạt cặn lơ lửng,… ra khỏi nước. Từ đó loại bỏ sơ bộ những chỉ tiêu cơ bản để nước tiếp tục đi đến quy trình xử lý tiếp theo. So sánh với các phương pháp khác, xử lý bằng phương pháp cơ học không đạt hiệu quả cao bằng nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của nó. Thông thường thì người ta sẽ kết hợp xử lý cơ học cùng với phương pháp xử lý nước bằng đệm vi sinh và hoá học. Một số phương pháp xử lý cơ học được áp dụng hiện nay như song lưới chắn rác, bể điều hoà, khuấy trộn, máy nghiền rác, màng lọc, bay hơi và tách khí,…
Xử lý nước bằng phương pháp cơ học có ưu điểm là tách hoàn toàn chất thải rắn, chất vô cơ ra khỏi nguồn nước. Chúng bao gồm cát, sỏi, đá, mảnh vụn, giấy, bao bì,… Đồng thời, phương pháp này có thể điều hoà và điều chỉnh lưu lượng, nồng độ nước ổn định hơn. Nhờ đó giúp cho các giai đoạn xử lý tiếp theo diễn ra thuận lợi.
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học giúp tách chất rắn ra khỏi nguồn nước
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học chủ yếu được ứng dụng cho nước thải công nghiệp. Bởi vì nước thải công nghiệp chứa đa dạng những thành phần ô nhiễm và phương pháp cơ học khó loại bỏ hết. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học nghĩa là sử dụng hoá chất để tạo thành các phản ứng hoá học. Từ đó hình thành phản ứng trung hoà, oxy hoá khử, kết tủa và phân huỷ các hợp chất hữu cơ độc hại. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học có ưu điểm là mang đến hiệu quả cao, hoá chất dễ tìm kiếm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như tốn kém, đôi khi sinh ra một số chất ô nhiễm thứ cấp gây nguy hại cho động vật thuỷ sinh và môi trường.
Vì sao nên sử dụng giá thể vi sinh để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học?
Người ta thường ưu tiên xử lý nước bằng cách sinh học hơn là hoá học hay cơ học, cụ thể là xử lý nước thải bằng giá thể vi sinh. Bởi vì khi so sánh xử lý nước bằng đệm vi sinh và phương pháp khác, có thể nhận thấy việc ứng dụng vi sinh vật mang đến hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, xử lý nước bằng phương pháp sinh học có bổ sung giá thể vi sinh đã chứng minh được hiệu quả xử lý triệt để. Đồng thời con người không cần tác động trực tiếp vào quy trình xử lý. Các vi khuẩn phát triển sẽ tạo thành lớp màng trên giá thể. Sau đó phân huỷ chất hữu cơ trong bể nước thải và đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn. Từ đó giúp loại bỏ chất thải theo chu trình sinh học tự nhiên và đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.
Phương pháp xử lý cơ học được ứng dụng cho nước thải sinh hoạt và phương pháp hoá học dùng xử lý nước thải công nghiệp. Đối với phương pháp xử lý nước sinh học bằng đệm vi sinh thì có dùng cho hầu hết các loại nước. Vì thế người ta thường ưu tiên áp dụng xử lý bằng phương pháp sinh học hơn cả. Chúng có khả năng làm giảm BOD, COD, Nito, Photpho,… một cách đồng thời thay vì giảm một hoặc một vài phần so với các phương pháp xử lý còn lại. Cuối cùng mang đến sản phẩm là các chất khí như CO2, N2, CH4, H2S và các chất vô cơ NH4, PO4 cùng những loại vi sinh vật mới.
Giá thể vi sinh hỗ trợ tốt cho sự sống và sinh sản của vi sinh vật trong nước thải
Sử dụng giá thể vi sinh trong bể xử lý nước sinh học mang đến nhiều lợi ích hơn so với các phương pháp khác như cơ học, hoá học. Chẳng hạn như là:
- Đệm vi sinh có thể chịu được sự thay đổi đột ngột về tải trọng chất hữu cơ. Ví dụ như khi lượng lớn chất hữu cơ bị thất thoát thì việc khôi phục và vận hành trở lại cũng rất nhanh chóng. Bởi vì hầu hết sinh khối sinh ra đều được giữ lại và không bị tiêu thụ sớm trong thời gian khởi động của màng vi sinh khi còn mỏng.
- Xử lý nước thải bằng giá thể vi sinh giúp cho vi sinh vật tạo thành lớp màng bám trên giá thể. Từ đó có thể loại bỏ những chất hữu cơ phân huỷ chậm có trong nước thải.
- Đệm vi sinh có khả năng chịu được biến động đột ngột về nhiệt độ và tải trọng ô nhiễm. Nếu tải trọng tăng lên thì nồng độ cơ chất, bề dày của màng vi sinh cũng tăng theo và ngược lại. Nhờ đó mà hiệu quả xử lý nước diễn ra ổn định.
- Giá thể vi sinh đa dạng chủng loại, kích thước và đáp ứng được nhiều yêu cầu xử lý hay các loại bể các nhau.
- So sánh xử lý nước thải bằng đệm vi sinh và phương pháp khác thì giá thể vi sinh dễ kiểm soát hơn và việc tăng giảm lượng giá thể theo tải trọng ô nhiễm, lưu lượng nước thải cũng đơn giản.
- Lớp màng vi sinh trên bề mặt giá thể xử lý được 3 chủng vi khuẩn bao gồm kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí.
- Giá thể vi sinh được xem như nơi để vi sinh vật cư trú, bám dính. Đồng thời chúng dễ dàng nhận nguồn thức ăn từ chất hữu cơ để phát triển, sinh sôi tạo thành quần thể và ổn định số lượng. Nhờ đó giúp hiệu quả xử lý nước bằng phương pháp sinh học cao hơn.
Trên đây là những thông tin sơ lược về so sánh xử lý nước thải bằng đệm vi sinh và các phương pháp khác. Tuy nhiên, để kết quả xử lý nước bằng phương pháp sinh học đạt yêu cầu tối đa thì cần sự kết hợp của cả phương pháp hoá học và cơ học. 3 phương pháp này sẽ hỗ trợ nhau tránh tình trạng xử lý quá tải và phương pháp ứng dụng giá thể vi sinh sẽ đảm nhận vai trò chủ đạo. Cuối cùng, nếu bạn quan tâm đến quy trình xử lý nước thải sinh học bằng giá thể vi sinh, xin vui lòng liên hệ Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn qua Hotline: 0833.888.505 - 0865.840.889. Hân hạnh phục vụ quý khách hàng!