Nội dung bài viết [hide]
- 1 Chức năng các phụ kiện tháp giải nhiệt là gì?
- 2 Đâu là nhà sản xuất tháp giải nhiệt uy tín?
- 3 Chọn bơm cho tháp giải nhiệt như thế nào?
- 4 Những câu hỏi liên quan đến chất lượng nước tháp giải nhiệt
- 5 Cách giảm tiếng ồn cho tháp giải nhiệt
- 6 Giải đáp những vấn đề liên quan đến ăn mòn, rong rêu và bảo trì tháp giải nhiệt
- 7 Mã HS tháp giải nhiệt là bao nhiêu?
Chức năng các phụ kiện tháp giải nhiệt là gì?
Chức năng của linh kiện tháp giải nhiệt
-
Tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt: Tấm tản nhiệt là phụ kiện cần thiết trong tháp giải nhiệt. Tấm tản nhiệt có thể làm từ nhựa, kim loại, gỗ,… Nhưng hầu hết những tháp giải nhiệt hiện đại đều sử dụng tấm tản nhiệt nhựa để làm bay hơi nước tối đa. Nước được phân tán lên khối đệm, tạo thành một màng nước mỏng có diện tích bề mặt lớn. Điều này giúp nước tiếp xúc với không khí tốt nhất và hơi ẩm, nhiệt thừa bay hơi nhanh chóng.
-
Cánh quạt tháp giải nhiệt nước: Cánh quạt tháp giải nhiệt có chức năng ép hoặc đẩy không khí đi khắp tháp giải nhiệt. Không khí do cánh quạt tạo ra sẽ cuốn hơi nước và đưa ra khí quyển. Cánh quạt được lắp đặt ở các loại tháp giải nhiệt như dòng chảy ngược, dòng chảy chéo,… nhưng không lắp ở tháp giải nhiệt lấy gió tự nhiên.
Cánh quạt nước tháp giải nhiệt có nhiệm vụ khuếch tán không khí
-
Motor tháp giải nhiệt: Động cơ tháp giải nhiệt nước được gắn cùng với cánh quạt và giữ nhiệm vụ truyền động để cánh quạt quay. Vì thế, để cánh quạt thuận tiện mang hơi nóng ra bên ngoài thì động cơ phải hoạt động hiệu quả và ổn định. Công suất motor tháp giải nhiệt rất đa dạng, từ công suất nhỏ 0.25HP đến 100HP đi cùng nhiều tốc độ khác nhau.
-
Đầu phun và tay phun tháp giải nhiệt: Đầu phun và tay phun tháp giải nhiệt có chức năng phân chia nước. Bộ phận này xoay cùng chiều kim đồng hồ và khi đó, thông qua lỗ phun từ tay phun nước sẽ thoát ra, rải đều lên bề mặt tấm tản nhiệt.
-
Tấm chắn nước: Trong tháp giải nhiệt, tấm chắn nước được đặt bên dưới tấm tản nhiệt với mục đích không để nước bắn ra khỏi tháp. Đồng thời vẫn đảm bảo cho không khí lưu thông qua để làm mát.
-
Vỏ và đế tháp: Vỏ tháp giải nhiệt nước là bộ phận bên ngoài tháp, có chức năng bảo vệ linh kiện bên trong. Đồng thời, đế tháp được thiết kế chắc chắn để chịu được lực khi tháp vận hành.
Các loại khối đệm tháp giải nhiệt thường được sử dụng
-
Tấm tản nhiệt dùng cho tháp giải nhiệt tròn: Tấm tản nhiệt dùng cho tháp giải nhiệt tròn thường làm từ nhựa PP, PVC, CPVC,… Tuỳ vào tính chất nhựa sẽ có nhiệt độ làm việc tối đa tương ứng. Hầu như các loại tấm tản nhiệt tròn sẽ có bề mặt dạng sóng chéo với nhiều nếp gấp giúp giữ nước lâu và lưu thông nước hiệu quả.
Tấm tản nhiệt dùng cho tháp giải nhiệt nước tròn -
Tấm tản nhiệt dùng cho tháp giải nhiệt vuông: Tấm tản nhiệt dùng cho tháp giải nhiệt vuông thì rất đa dạng mẫu mã và thiết kế bề mặt. Từng loại sẽ tương ứng với những ứng dụng khác nhau. Một số tấm tản nhiệt vuông thường gặp sẽ có sóng điểm, sóng hình thang, tấm tản nhiệt sóng S,…
-
Tấm tản nhiệt màng (film fill): Tấm tản nhiệt màng film fill được sử dụng cho nguồn nước sạch. Đồng thời, tấm tản nhiệt film fill cũng có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn.
-
Tấm tản nhiệt dạng nước bắn (splash fill): Tấm tản nhiệt dạng nước bắn được làm từ nhựa PVC. Sản phẩm này mang đến tốc độ truyền nhiệt nhanh chóng. Tấm tản nhiệt splash fill bền bỉ, dễ vệ sinh nên được sử dụng cho nước chất lượng kém.
Đâu là nhà sản xuất tháp giải nhiệt uy tín?
Tháp giải nhiệt Alpha
Tháp giải nhiệt Tashin
Tashin là thương hiệu tháp giải nhiệt uy tín của Đài Loan
Chọn bơm cho tháp giải nhiệt như thế nào?
-
Loại tháp là gì, công suất làm mát bao nhiêu.
-
Áp suất của máy bơm dựa theo vị trí giữa tháp với bơm.
-
Lưu lượng nước.
-
Đường kính ống chia nước.
-
Kích thước và đường đi của ống dẫn nước.
Những câu hỏi liên quan đến chất lượng nước tháp giải nhiệt
Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?
-
Nước mềm: Nước mềm hay nước có độ cứng thấp nghĩa là hàm lượng Magie, Canxi và các khoáng chất có trong nước thấp. Nếu độ cứng của nước càng cao thì nguy cơ hình thành cáu cặn càng nhiều. Khi nước có tính cứng tạm thời thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp để làm mềm nước.
-
Độ pH trung tính: Độ pH trung tính của nước là bằng 7 và bạn nên duy trì độ pH của nước ở chỉ số này hoặc chênh lệch với sai số thấp. Nếu chỉ số pH dưới 7 nghĩa là nước có tính axit, đây là môi trường dễ gây ăn mòn nếu linh kiện tháp làm bằng kim loại. Còn nếu chỉ số pH cao hơn 7 thì nước chứa tính kiềm. Kiềm là môi trường dễ dẫn đến tình trạng cáu cặn. Bên cạnh đó, việc tăng hay giảm số lượng vi sinh vật trong nước cũng phụ thuộc vào độ pH.
-
Nước có độ dẫn điện thấp: Lượng khoáng chất trong nước phụ thuộc vào độ dẫn điện của nước. Nghĩa là nước có độ dẫn điện thấp thì lượng khoáng chất thấp và ngược lại. Khi khoáng chất càng nhiều thì cáu cặn sẽ càng tăng. Cặn bẩn bám vảo ống dẫn nước, tay phun, tấm đệm,… khiến hiệu quả trao đổi nhiệt giảm đáng kể.
-
Chỉ số bão hoà nước từ 0 – 1: Nước có chỉ số bão hoà âm thì có tính ăn mòn, còn chỉ số bão hoà cao hơn 1 thì có xu hướng hình thành cặn. Do đó, tốt nhất là nước nên có chỉ số bão hoà nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Có 4 tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng nước dùng cho tháp giải nhiệt
Phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt
-
Sử dụng nhiệt: Cơ sở của phương pháp sử dụng nhiệt là dựa vào nhiệt độ cao làm bốc hơi khí CO2. Khi nước sôi, muối bicacbonat sẽ bị nhiệt phân tạo thành muối cacbonat và giải phóng khí cacbonic. Tuy nhiên, phương pháp này có đặc điểm là tuy có thể loại trừ khí CO2 và làm giảm độ cứng của nước nhưng không xử lý được muối CaCO3. Trong khi đó, muối CaCO3 lại là nguyên nhân khiến hiệu quả trao đổi nhiệt kém và gây hư hỏng.
-
Sử dụng hoá chất: Phương pháp làm mềm nước này sẽ sử dụng các loại hoá chất phản ứng được với ion Mg2+ và Ca2+. Sản phẩm tạo thành là các hợp chất rắn, không tan và dễ lắng lọc để loại bỏ ra khỏi nước, giảm độ cứng. Một số loại hoá chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt ở cách này đó là vôi, NaOH, Na3PO4, Na2CO3,…
-
Trao đổi ion: Phương pháp trao đổi ion được áp dụng cho nhiều mục đích và trong đó có làm mềm nước tháp giải nhiệt. Để giảm độ cứng cho nước, người ta dùng polyme chứa ion trao đổi. Các cation Na+ làm phễu lọc. Khi nước đi qua phễu lọc thì polymer sẽ liên kết với Ca và Mg mạnh hơn Na hơn Mg2+ và Ca2+ sẽ được giữ lại còn ion Na+ đi vào nguồn nước.
Các loại hoá chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt
-
Gengard GN8220: Hoá chất chuyên dùng để chống ăn mòn, chống cáu cặn trong tháp giải nhiệt.
-
Flogard MS6217: Chống ăn mòn và cáu cặn trong tháp giải nhiệt hở với nước có độ cứng thấp.
-
Gengard GN7004: Kiểm soát cáu cặn cho tháp giải nhiệt hở.
-
Flogard MS6209: Kiểm soát ăn mòn cho tháp giải nhiệt hở.
-
Spectrus NX1100: Kiểm soát vi khuẩn, rong rêu, tảo nấm,… cho tháp giải nhiệt. Đạt hiệu quả kiểm soát vi khuẩn SRB, Legionella.
-
Corrshileld NT4201: Kiểm soát ăn mòn cho hệ thống tuần hoàn kín theo chương trình Nitrite.
-
Corrshileld MD4100: Kiểm soát ăn mòn cho hệ thống tuần hoàn kín theo chương trình Molybdate.
Có nhiều loại hoá chất để xử lý nước tháp giải nhiệt
Cách xử lý khi nhiệt độ nước tháp giải nhiệt tăng cao
-
Điều chỉnh lại lượng nước như chuẩn thiết kế ban đầu.
-
Quan sát xem tháp có bị nghiêng hay lệch không, nếu có hãy nhanh chóng đặt lại.
-
Điều chỉnh cánh quạt.
-
Vệ sinh tấm tản nhiệt, đầu phun và tay phun. Nếu bị hư phải nhanh chóng thay thế.
-
Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng tháp theo định kỳ.
-
Sau thời gian dài vận hành hãy cho tháp nghỉ ngơi.
Cách giảm tiếng ồn cho tháp giải nhiệt
Để khắc phục tiếng ồn cho tháp giải nhiệt sẽ có 3 cách cơ bản như sau:
-
Giảm tiếng ồn do quạt: Điều chỉnh kính thước đường kính của quạt để làm giảm tốc độ quay. Cụ thể là tăng đường kính của cánh quạt giúp giảm áp suất động ra, từ đó giảm tiếng ồn cho quạt. Ngoài ra, sử dụng quạt có hình chữ nhật với các góc tròn cũng giúp quạt quay ở tốc độ thấp và giảm tiếng ồn.
-
Giảm tiếng ồn bởi nguồn nước: Đặt vật liệu chuyên dùng để giảm tiếng ồn cho tháp trên mặt nước. Vật liệu này là bọt polyerethane xốp. Chúng mềm giống như nhựa xốp thông thường, đồng thời có tính thấm nước và chống rò rỉ nước giúp giảm tiếng ồn khi nước rơi. Ngoài ra, tấm chắn âm thanh xuyên tâm hình parapol đặt ở cửa hút gió sẽ không bị tác động và tiếng động khi nước rơi sẽ không phát trực tiếp ra bên ngoài.
-
Sử dụng tấm chắn âm: Tấm chắn âm là phương pháp chặn tiếng ồn tháp giải nhiệt được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng tấm chắn âm thanh sẽ gây ra vài vấn đề như là ảnh hưởng đến lượng khí nạp bình thường của tháp, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát. Đồng thời, tấm chắn âm được bố trí tối đa theo hình chữ L nên nếu tiếng ồn ảnh hưởng nhiều đến xung quanh thì cách lắp đặt này chưa phù hợp.
Giải đáp những vấn đề liên quan đến ăn mòn, rong rêu và bảo trì tháp giải nhiệt
Nguyên nhân hình thành rong rêu và tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt
-
Trong nước chứa hàm lượng các khoáng chất như Canxi, Magie,… và các chất hoá học gốc OH. Ở nhiệt độ thích hợp, những chất này kết hợp với ion kim loại tạo thành kết tủa. Đó chính là cáu cặn bám trên tấm tản nhiệt, đường ống, đầu phun,…
-
Oxy hoà tan trong nước gây gỉ sét hoặc làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
-
Nước chứa tính axit sẽ gây ăn mòn, còn nước có tính kiềm sẽ gây cáu cặn.
-
Các chất rắn và tạp chất vô cơ có sẵn trong nguồn nước.
-
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như độ bão hoà của nước, độ dẫn điện của nước, bụi bẩn từ không khí,…
Rong rêu, ăn mòn tháp giải nhiệt hình thành chủ yếu từ nguồn nước
Phương pháp bảo trì tháp giải nhiệt hiệu quả
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt trải qua nhiều bước, bắt đầu từ việc tắt máy và vệ sinh, tiếp theo là kiểm tra toàn bộ linh kiện và khắc phục lỗi trước khi khởi động tháp. Cuối cùng là kiểm tra và theo dõi khả năng vận hành của tháp. Nếu phát hiện vẫn còn lỗi thì tiếp tục khắc phục và hoàn tất bảo trì. Cụ thể như sau:
-
Sau khi tắt máy, cần quan sát cẩn thận các bộ phận bao gồm hệ thống phân phối nước, đầu phun, tay phun, tấm tản nhiệt, động cơ, cánh quạt, vỏ tháp,…
-
Điều chỉnh lại độ chặt của dây curoa, tháo nắp chắn gió và chỉnh dây đầu.
-
Tiến hành kiểm tra chi tiếp motor và bộ giảm tốc (nếu có) xem có gì bất thường hay không.
-
Vệ sinh bụi bẩn bám trên chảo nước và lưới lọc. Sau đó kiểm tra độ kín khíp của chảo nước và chân tháp.
-
Điều chỉnh vị trí bóng phao và mực nước trong chảo đạt yêu cầu.
-
Đo dòng điện của động cơ và chỉnh vị trí cánh quạt.
Viết đánh giá