3 phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt nhanh nhất

Tin tức

Cáu cặn tháp giải nhiệt hình thành chủ yếu bởi nguồn nước. Vì thế có thể nói rằng chất lượng nước sử dụng cho tháp giải nhiệt sẽ trực tiếp quyết định đến hiệu suất, tuổi thọ của tháp. Nếu sau thời gian sử dụng bạn nhận thấy tháp xuất hiện cáu cặn thì phải có phương pháp loại bỏ cáu cặn kịp thời. Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn xin giới thiệu đến quý khách những phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt thông qua bài viết dưới đây.

Cáu cặn tháp giải nhiệt là gì? Cáu cặn có gây hại cho tháp giải nhiệt nước không?

Nguyên nhân gây ra tình trạng cáu cặn tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt là thiết bị không thể thiếu ở xí nghiệp, nhà máy công nghiệp. Tháp giải nhiệt nước giữ vai trò làm mát cho thiết bị máy móc và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, khi tháp hoạt động liên tục, sử dụng nước quá thường xuyên sẽ dễ bị cáu cặn, rong rêu. Điều này làm cản trở khả năng làm mát của tháp và khiến hiệu suất giảm đi nhiều lần. 

Có nhiều nguyên nhân làm hình thành nên cáu cặn tháp giải nhiệt và chủ yếu đến từ nguồn nước. Bao gồm các chất vô cơ (cát, bụi,…), canxi, magie, fe,… Trong đó, Ca, Mg,… là yếu tố chính gây nên cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước. Dựa vào hàm lượng Canxi và Magie, người dùng có thể xác định được độ cứng của nước. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại đó là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh viễn. Độ cứng tạm thời thường gặp hơn và cũng là tác nhân làm xuất hiện cáu cặn ở tháp giải nhiệt công nghiệp.
Nước cứng là nguyên nhân gây cáu cặn trong tháp giải nhiệtNước cứng là nguyên nhân gây cáu cặn trong tháp giải nhiệt.

Tác hại của cáu cặn đối với tháp giải nhiệt nước

Cáu cặn bám lâu ngày trên tháp giải nhiệt sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu suất và tuổi thọ của tháp. Một số tác hại thường gặp bao gồm:
  • Cáu cặn làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước hoặc ăn mòn ống. 
  • Cáu cặn bám lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, từ đó tháp cũng nhanh chóng hư hỏng hơn. 
  • Tháp giải nhiệt bị cáu cặn sẽ giải nhiệt kém hiệu quả. Đồng nghĩa với việc giảm hiệu suất của máy móc đang cần làm mát, thậm chí là hư hỏng, chập cháy. 
  • Cáu cặn bám trên cooling tower còn khiến tháp tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để vận hành, doanh nghiệp tốn nhiều chi phí để chi trả tiền điện nước.
Nhìn chung, cáu cặn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tháp giải nhiệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Ở mức độ nhẹ, tháp chỉ giảm hiệu suất làm mát. Nhưng nghiêm trọng hơn là hư hỏng, đình trệ và người dùng phải mất chi phí sửa chữa, thay mới.

Các phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng cho mục đích xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt. Trong đó bao gồm xử lý nước đầu vào bằng thiết bị làm mềm nước, xử lý bằng hoá chất, tẩy rửa bằng thiết bị chuyên dụng, xử lý cáu cặn bằng phương pháp vật lý như cạo lọc,… Dưới đây là 3 phương pháp giải quyết cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước được áp dụng phổ biến đó là:
  • Sử dụng hoá chất: Sử dụng hoá chất là phương pháp tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt vô cùng hiệu quả và có thể loại trừ những ion kim loại có trong nước. Bên cạnh đó, nhiều loại hoá chất còn có khả năng kiểm soát, ngăn ngừa sự trở lại của muối cacbonat làm cứng nước. Những dòng hoá chất chuyên dùng cho tháp giải nhiệt sẽ có tính trung hoà axit và giảm nồng độ pH trong nước. Điều này giúp ngăn cản sự hình thành rong rêu, vi khuẩn và các tác nhân gây ăn mòn tháp.
  • Tẩy rửa bằng máy móc chuyên dụng: Sử dụng máy móc tẩy rửa chuyên dụng là phương pháp vật lý dùng để vệ sinh tháp giải nhiệt. Sử dụng máy móc sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả và đảm bảo kỹ thuật hơn so với việc cạo cáu cặn bằng tay. Những loại máy xử lý cáu cặn sẽ loại bỏ cáu cặn bám trong tháp, trong đường ống nước hiệu quả. Đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhân lực.
    Bạn có thể sử dụng thiết bị chuyên dụng để tẩy cáu cặn cho tháp giải nhiệtBạn có thể sử dụng thiết bị chuyên dụng để tẩy cáu cặn cho tháp giải nhiệt.
     
  • Lắp đặt thiết bị làm mềm nước: Thiết bị làm mềm nước là sản phẩm được lắp đặt vào ống dẫn nước với mục đích lọc nước đầu vào của tháp giải nhiệt. Những ion kim loại trong nước sẽ được loại bỏ hiệu quả, để lại nguồn nước mềm và vệ sinh hơn đi vào tháp. Sử dụng bộ làm mềm nước tháp giải nhiệt còn giúp người dùng tiết kiệm được điện năng, chi phí hoá chất, dễ lắp đặt và dùng được cho những đường ống cũ.
Tổng kết: Nước đóng vai trò truyền nhiệt trong tháp giải nhiệt. Nguồn nước đi vào tháp thường chứa nhiều tạp chất và quá trình tích tụ lâu dài sẽ gây nên cáu cặn. Cáu cặn chính là nguyên nhân khiến tháp làm mát kém hiệu quả, tắc ống dẫn nước hoặc làm hư hỏng thiết bị. Ngoài ra, cáu cặn bám trên tháp giải nhiệt sẽ làm tăng chi phí vận hành và tổn thất năng lượng. Do đó, doanh nghiệp cần có những phương pháp phù hợp để xử lý và ngăn ngừa cáu cặn.

Phía trên là những thông tin liên quan đến cáu cặn tháp giải nhiệt và những phương pháp ngăn ngừa, xử lý cáu cặn. Nếu quý khách cần tư vấn hoặc đang tìm dịch vụ vệ sinh tháp giải nhiệt, vui lòng liên hệ cho
Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn qua Hotline: 0833.888.505 – 0865.840.889. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng! 
Đánh giá bài viết

back top

1