Hướng dẫn vệ sinh, bảo dưỡng đĩa phân phối khí hiệu quả

Tin tức

Lắp đặt đĩa thổi khí giúp cải thiện hiệu suất xử lý nước thải của toàn bộ hệ thống lên đáng kể. Đồng thời, tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thiết bị vận hành ổn định và duy trì tuổi thọ, người dùng cần vệ sinh, bảo dưỡng đĩa phân phối khí định kỳ. 

Vì sao cần bảo dưỡng đĩa phân phối khí định kỳ?

Đĩa phân phối khí là thiết bị dùng để khuếch tán khí oxy vào bể hiếu khí, bể lắng, bể điều hoà,… Ở lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản, đĩa thổi khí cũng được ứng dụng rất nhiều. Nhờ vào bề mặt màng có nhiều lỗ li ti nên khi hoạt động, đĩa tạo ra bọt khí mịn, đồng đều và ổn định hàm lượng oxy cho công trình xử lý nước.

Việc sử dụng đĩa sục khí giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành và tăng hiệu suất cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, để ổn định hoạt động đồng thời duy trì tuổi thọ, người dùng cần vệ sinh dưỡng đĩa phân phối khí định kỳ, thường là mỗi năm 1 lần. Việc bảo trì thường xuyên sẽ giảm nguy cơ tắc nghẽn, hư hỏng làm gián đoạn hoạt động của toàn hệ thống. 
Bảo dưỡng đĩa phân phối khí theo định kỳ mang đến nhiều lợi ích        Bảo dưỡng đĩa phân phối khí theo định kỳ mang đến nhiều lợi ích.
 
Có thể nói, khi vận hành vào bảo dưỡng đĩa phân phối khí đúng cách sẽ giúp thiết bị hoạt động lâu dài. Đồng thời tiết kiệm chi phí năng lượng, chi phí sửa chữa hay thay mới. Đối với mọi loại đĩa thổi khí, việc bảo dưỡng phải tiến hành đúng kỹ thuật để tránh những thiệt hại không đáng có hoặc làm đĩa xuống cấp nhanh hơn. Những thông tin liệt kê ở phần dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp kiểm tra, bảo trì đĩa thổi khí.

Một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tiến hành bảo trì,
bảo dưỡng đĩa phân phối khí:
  • Không khí bị thiếu hụt nhiều so với thông thường và cần thêm không khí để duy trì hiệu suất.
  • Nồng độ DO giảm đáng kể.
  • Tăng áp suất ngược.
  • Máy thổi khí tiêu thụ quá nhiều năng lượng so với tiêu chuẩn.

Một số vấn đề thường gặp và cách bảo trì đĩa phân phối khí

Trên thực tế, hầu như các dòng đĩa phân phối khí đều rất ít khi bị hư hỏng. Nhưng đôi khi, sản phẩm sẽ gặp một số trục trặc và cần phải tiến hành xử lý kịp thời. Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn sẽ tổng hợp một số dấu hiệu thường thấy khi thiết bị gặp vấn đề và cách để bảo dưỡng đĩa thổi khí. Cụ thể:
  • Lượng khí lớn đột ngột ở một hoặc nhiều khu vực: Khi quan sát thấy xuất hiện lượng khí thổi ra lớn hơn bình thường ở một hoặc nhiều khu vực trong bể thì nguyên nhân có thể là rò rỉ ống dẫn hoặc màng đĩa bị hư. Để khắc phục thì bước đầu tiên là xả nước nhưng vẫn duy trì lượng khí. Nếu rò rỉ ống dẫn thì kiểm tra khớp nối xem có hư hỏng không và tiến hành sửa chữa thay thế. Nếu nguyên nhân đến từ màng đĩa thì hãy thay mới màng hoặc đĩa.
  • Lượng khí thổi không đều: Lượng khí thổi không đều nguyên nhân có thể là do đĩa bị tắc nghẽn khiến lượng khí thổi ra không đồng nhất. Để xử lý bạn cần kiểm tra máy thổi khí, kiểm tra van và làm sạch đĩa thổi khí, đặc biệt là màng đĩa.
  • Hàm lượng oxy giảm đáng kể: Hàm lượng oxy trong bể hiếu khí giảm có thể là do cặn bẩn, rong rêu đóng trên đĩa thổi khí khiến lượng bọt khí cung cấp không đạt yêu cầu. Lúc này, bạn cần kiểm tra màng đĩa, sau đó vệ sinh đĩa phân phối khí hoặc thay thế thiết bị.
    Có 3 vấn đề thường gặp khi vận hành đĩa thổi khíCó 3 vấn đề thường gặp khi vận hành đĩa thổi khí.

Hướng dẫn vệ sinh đĩa phân phối khí đúng cách

Thông thường thì thời gian lý tưởng để thực hiện bảo dưỡng đĩa phân phối khí là 1 lần 1 năm. Đối với màng đĩa thì cần kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt là khi vận hành đĩa liên tục trong thời gian dài có thể sẽ làm giảm áp suất hoặc bọt khí truyền ra không giống như ban đầu. Điều này giảm hiệu suất truyền oxy một cách rõ rệt. Do đó, đĩa thổi khí cần được làm sạch khỏi cặn bẩn, rong rêu, cacbon, sắt,… theo hướng dẫn.

Vệ sinh đĩa thổi khí bằng phương pháp cơ học

Việc vệ sinh, bảo dưỡng đĩa phân phối khí có thể thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Việc này được tiến hành bằng cách sử dụng bàn chải (đối với trường hợp cặn bẩn đóng ít) hoặc dùng máy phun nước có tia nước áp suất cao (nếu cặn bẩn, rong rêu đóng nhiều). Tuy nhiên, cần lưu ý là khoảng cách giữa vòi phun và màng đĩa phân phối khí tối thiểu phải là 50cm để tránh phá huỷ cấu trúc màng. Các chất cặn lắng sẽ bị loại bỏ dễ dàng khi bạn ứng dụng phương pháp này.

Cách xử lý 2 lớp bùn trên bề mặt màng thổi khí

Trên bề mặt đĩa phân phối khí thường có 2 lớp bùn bám dính. Chúng là bùn sinh học hoặc bùn vô cơ. Để xử lý từng loại bùn bạn áp dụng phương pháp sau:
  • Bùn sinh học: Bùn sinh học hình thành chủ yếu do rong rêu. Để xử lý bùn sinh học có thể ứng dụng cách dùng bàn chải hoặc xịt nước. Lưu ý là xịt nước chỉ hiệu quả khi lớp bùn không quá cứng hay bám dính quá chặt. Thời gian trung bình để vệ sinh lớp bùn trên đĩa phân phối khí thường dao động trên dưới 10 giây.
  • Bùn vô cơ: Bùn vô cơ là loại bùn kết tủa trên màng đĩa sục khí và có hình dạng hạt. Tương tự như bùn sinh học, bạn có thể vệ sinh đĩa phân phối khí bằng bàn chải hoặc xịt nước. Ngoài ra, có thể ứng dụng phương pháp hoá học đó là dùng dung dịch Axit Fomic khi lớp bùn hình thành bởi cacbon.
    Vệ sinh, làm sạch đĩa thổi khí cần tiến hành đúng kỹ thuậtVệ sinh, làm sạch đĩa thổi khí cần tiến hành đúng kỹ thuật.
Như đã đề cập ở phần trên, việc bảo dưỡng đĩa phân phối khí cần tiến hành tối thiểu 12 tháng 1 lần. Đối với màng phân phối thì cần kiểm tra, quan sát thường xuyên trong suốt thời gian vận hành. Ngoài ra, khi thực hiện vệ sinh, bảo trì bạn cần thao tác đúng kỹ thuật và trang bị áo bảo hộ lội nước, mang khẩu trang hoạt tính.

Những lưu ý trước khi chọn mua đĩa phân phối khí

Khi lựa chọn và lắp đặt đĩa phân phối khí cho bể nuôi thủy sinh, người dùng cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của thiết bị.

  • Trước tiên, cần nghiên cứu kỹ thông số kỹ thuật của đĩa phân phối khí, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của bể. Các tiêu chí như lưu lượng khí, áp suất hoạt động, kích thước ống kết nối và vật liệu chế tạo là những điểm cần xem xét. Bên cạnh đó, uy tín và chất lượng của thương hiệu sản xuất cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị.

  • Khi tính toán số lượng đĩa cần thiết, cần căn cứ vào diện tích bể. Thông thường, bể có diện tích khoảng 1-2 m2 chỉ cần 1-2 đĩa phân phối, bể 3-4 m2 cần 2-3 đĩa, và đối với bể lớn hơn, cần tính toán kỹ càng dựa trên khuyến cáo của nhà sản xuất về mật độ lắp đặt.

  • Trong quá trình lắp đặt, cần lưu ý đảm bảo vị trí phù hợp, tránh cản trở dòng nước, kết nối chắc chắn giữa đĩa và ống dẫn khí, đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cũng rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn và kéo dài tuổi thọ của thiết bị


Đĩa phân phối khí được sản xuất với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý sinh học đối với nước thải. Tuy nhiên, cặn bẩn, rong rêu và những tác động từ môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cũng như hiệu suất của đĩa sục khí. Lâu dần khiến đĩa xử lý kém, hàm lượng oxy truyền ra thấp và tăng năng lượng tiêu thụ. Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng đĩa thổi khí thường xuyên mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Cuối cùng, nếu bạn cần vệ sinh, bảo trì đĩa phân phối khí vui lòng liên hệ Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn qua Hotline: 0833.888.505 – 0865.840.889 để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng cảm ơn quý khách!
Đánh giá bài viết

back top

1
DMCA.com Protection Status