Nội dung bài viết [hide]
Ngành nuôi tôm đem lại giá trị rất lớn cho bà con nông dân, nuôi tôm đóng góp một giá trị xuất khẩu rất lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên để tăng gia tăng năng xuất bà con không thể bỏ qua tới môi trường sống của tôm đặc biệt là hồ nước. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho mọi người về chỉ tiêu nước hồ nuôi tôm và biện pháp cải thiện nước trong hồ.
1.Những chỉ tiêu cơ bản của hồ nước nuôi tôm
Các yếu tố cần thiết cho hồ nuôi tôm
Dưới đây là những yếu tố của nước trong hồ nuôi tôm, tùy từng vùng miền, từng khu vực cũng như giống tôm mà các yếu tố này có thể khác nhau thế nhưng những chỉ tiêu dưới đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết
-
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho nuôi tôm là từ 27 - 30°C. Tôm sẽ phát triển chậm hoặc chết nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
-
Độ mặn: Độ mặn thích hợp cho nuôi tôm sú là từ 15 - 25‰, và cho tôm thẻ chân trắng là từ 10 - 30‰. Độ mặn quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng osmoregulation của tôm.
-
Độ pH: Độ pH thích hợp cho nuôi tôm là từ 7,5 - 8,5. Độ pH thấp hoặc cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tôm.
-
Độ kiềm: Độ kiềm thích hợp cho nuôi tôm là từ 80 - 120 mg/l. Độ kiềm giúp ổn định độ pH trong hồ nước.
-
Oxy hòa tan: Nồng độ oxy hòa tan trong hồ nước cần đảm bảo trên 5 mg/l. Oxy là yếu tố quan trọng cho hô hấp của tôm.
-
Độ trong: Độ trong của nước giúp tôm dễ dàng di chuyển và kiếm ăn. Độ trong thích hợp cho nuôi tôm là từ 30 - 40 cm.
-
Amoniac (NH3): Nồng độ NH3 trong nước cần dưới 0,1 mg/l. NH3 là chất độc hại đối với tôm.
-
Nitrit (NO2-): Nồng độ NO2- trong nước cần dưới 1 mg/l. NO2- là chất độc hại đối với tôm.
-
Nitrate (NO3-): Nồng độ NO3- trong nước cần dưới 25 mg/l. NO3- là chất dinh dưỡng cho tảo, nhưng nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
- Các vi sinh vật phân giải hữu cơ: Những vi sinh vật này đóng vai trò rất quan trọng, giúp phân giải các chất bẩn có trong hồ, chất thải của tôm hay thức ăn thừa.

Vai trò của vi sinh vật trong hồ nước nuôi tôm
Nếu muôn tôm phát triển khỏe mạnh, năng xuất cao bà con cần chú ý tới môi trường sống của tôm đó là hồ nước. Trong hồ nước nuôi tôm yếu tố vi sinh vật đóng vai trò khá lớn, nếu trong hồ có quá nhiều vi sinh vật có hại thì tôm sẽ không thể sinh trưởng tốt thậm chí có thể mắc bệnh. Bởi vậy bà con cần chú ý cung cấp lượng vi sinh vật có lợi trong hồ bởi các vi sinh vật có lợi này sẽ giúp:
-
Phân hủy chất hữu cơ: Vi sinh vật phân hủy thức ăn thừa, xác tảo, phân tôm,... giúp giảm thiểu BOD, COD, NH3, NO2-, tạo môi trường nước sạch.
-
Cân bằng hệ sinh thái: Vi sinh vật có lợi cạnh tranh với vi sinh vật có hại, hạn chế dịch bệnh, thúc đẩy sự phát triển của tảo tốt.
- Cung cấp dinh dưỡng: Vi sinh vật tổng hợp vitamin, khoáng chất, kích thích hệ tiêu hóa của tôm, tăng cường sức đề kháng.
2. Làm sao để vi sinh vật có lợi phát triển trong hồ nuôi tôm
Những cách khiến vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ trong hồ nuôi
Dưới đây là một số biện pháp bà con có thể tham khảo và ứng dụng cho hồ nuôi của mình:
1. Sử dụng chế phẩm vi sinh: Bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh uy tín, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
2. Hạn chế sử dụng hóa chất: Hạn chế sử dụng hóa chất trong ao nuôi, đặc biệt là hóa chất diệt khuẩn, diệt cỏ, và các loại thuốc trừ sâu.
3. Cung cấp thức ăn phù hợp: Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tránh sử dụng thức ăn dư thừa, thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn bị hư hỏng.
4. Thay nước định kỳ: Thay nước giúp cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường sống tốt cho vi sinh vật có lợi.
5. Tạo môi trường ao nuôi thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng: Để tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển bạn có thể tham khảo sử dụng giá thể vi sinh. Đây là thiết bị đóng vai trò là môi trường để các vi sinh vật có lợi bám vào sinh trưởng và phát triển.
Giá thể vi sinh cho hồ nước nuôi tôm là gì?
Giá thể vi sinh cho hồ nước nuôi tôm là vật liệu nhân tạo cung cấp môi trường sống thích hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Vi sinh vật bám dính trên giá thể và thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, giúp cải thiện chất lượng nước và tạo môi trường sống tốt cho tôm.
Giá thể vi sinh thường được làm từ chất liệu nhựa HDPE hay PE với các dạng phổ biến như giá thể vi sinh MBBR, giá thể Biochip, giá thể dạng cầu, dạng sợi hay dạng tổ ong. Và giá thể MBBR thường được ứng dụng nhiều trong hồ nuôi tôm.
Những lợi ích mà đệm vi sinh mang lại cho hồ nước nuôi tôm
Việc sử dụng giá thể vi sinh giúp chỉ tiêu nước trong hồ nuôi tôm được cải thiện rất nhiều và hiện nay đã có nhiều hồ nuôi ứng dụng và cho biết giá thể sẽ đem lại những lợi ích như sau:
-
Cải thiện chất lượng nước: Giá thể vi sinh nuôi cấy các vi sinh vật phân giải hữu cơ như các cặn bẩn trong nước, thức ăn dư thừa cũng như chất thải của tôm giúp nguồn nước trong sạch phòng ngừa nhiều loại dịch bệnh của tôm.
-
Tăng cường sức khỏe cho tôm: Giá thể vi sinh không trực tiếp tác động tới sức khỏe của tôm nhưng lại mang lại 1 môi thường thuận lợi cho tôm sinh sống.
-
Giảm chi phí sản xuất: Việc sử dụng giá thể vi sinh cho hồ nuôi tôm là một biện pháp sinh học hiệu quả và tốn ít chi chí nhất hiện nay.
Điểm bán giá thể vi sinh cho hồ nuôi tôm uy tín hiện nay
Nếu bạn đang có nhu cầu mua giá thể vi sinh để phục vụ cho công việc nuôi tôm, cá mà chưa biết mua ở đâu để đảm bảo chất lượng thì Công ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn là gợi ý hàng đầu cho bạn. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các mặt hàng giá thể vi sinh như giá thể vi sinh dạng cầu, giá thể vi sinh dạng sợi, giá thể MBBR, giá thể Biochip,...Mọi sản phẩm của công ty đều sở hữu chất lượng hàng đầu thị trường, được bảo hành chính hãng và một mức giá hết sức cạnh tranh. Nếu bạn đang có nhu cầu mua giá thể vi sinh hãy liên hệ ngay số hotline 0833 888 505 hoặc 0833 086 689 để được tư vấn miễn phí.
Viết đánh giá